![]() |
Không những thế, tình trạng quá tải tại các bệnh viện khiến người dân luôn có tâm lý lo ngại khi đi khám bệnh, hoặc khi họ quyết định tìm đến bệnh viện thì cũng là lúc bệnh đã diễn biến rất trầm trọng.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và tương lai của người dân Việt Nam, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ là hai đối tượng cần các dịch vụ chăm sóc y tế.
Chính vì thế, thời gian gần đây, các hãng công nghệ đã chuyển hướng sang tấn công lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, với hy vọng ứng dụng sức mạnh của công nghệ vào lĩnh vực này để vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho người dùng, vừa phổ cập được kiến thức y tế và giảm tỉ lệ tử vong nhờ được sơ cứu kịp thời.
Theo Korea Times, đại gia công nghệ Hàn Quốc Samsung đang nhắm tới mục tiêu đạt 10 ngàn tỉ won ( 9,2 tỉ USD) lợi nhuận trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vào năm 2020, thông qua việc xây dựng một hệ sinh thái để liên kết lĩnh vực này với các sản phẩm, dịch vụ mà hãng đang cung cấp. Hãng này cũng đang tích cực đang tìm kiếm đối tác phát triển nhằm đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe công nghệ cao vào các thiết bị wearables (thiết bị đeo mặc).
Một số dịch vụ tại Việt Nam đã được Samsung lựa chọn "kết nạp" vào hệ sinh thái này, chẳng hạn như eDoctor, một dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa mới ra mắt hồi năm ngoái. Nền tảng công nghệ của dịch vụ này bao gồm tổng đài chăm sóc sức khỏe, website, mobile app và các thiết bị wearables, do đó khi sử dụng dịch vụ, người dùng có thể gọi đến tổng đài để được bác sĩ giải đáp các thắc mắc về dinh dưỡng, sức khỏe, tâm lý, hướng dẫn sơ cứu kịp thời các trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, các dịch vụ này cũng sẽ giúp giảm tải áp lực tại các bệnh viện công khi các vấn đề sức khỏe có thể tự giải quyết tại nhà. Nếu mô hình này được nhân rộng, vấn đề quá tải tại các bệnh viện sẽ được giải quyết hiệu quả.
P.L
" alt=""/>Giảm tải cho bệnh viện nhờ... ứng dụng di độngNhững ngày này, Ngân Hà nhận được tin nhắn tới tấp từ bạn bè, người thân hỏi thăm tình hình ứng phó với Covid-19 trên đất Hàn. Cô hài hước chia sẻ: ‘Mình quá mệt vì trả lời tin nhắn điện thoại, chứ không mệt vì virus corona’.
Vừa hoàn thành 1 năm học tiếng ở ĐH Chosun, theo kế hoạch ngày 9/3 tới, Hà sẽ nhập học chuyên ngành Báo chí truyền thông ở ĐH Nữ sinh Ewha (Seoul).
Nữ sinh người Hà Nội cho biết, cô quay lại Hàn Quốc vào ngày 28/1 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Thời điểm đó, dịch Covid-19 mới nhen nhóm ở Hàn Quốc, nhưng sau khoảng 3 ngày quay lại ký túc xá, Hà đã nhận được thông báo ‘sơ tán’ khỏi kí túc trường cũ trước khi các bạn sinh viên Trung Quốc quay trở lại cho học kì mới.
Sau đó, lần lượt các trường đại học đưa ra thông báo lùi lịch học từ 28/2 xuống 16/3, huỷ toàn bộ lễ nhập học, lễ tốt nghiệp... ‘Suốt khoảng thời gian này, khi ra đường, mọi người đều đeo khẩu trang và hạn chế đi lại. Mọi sinh hoạt diễn ra bình thường, ngoại trừ việc ‘cháy hàng’ khẩu trang’ - Hà chia sẻ.
Theo dõi trên truyền hình, cô thấy các bệnh nhân lần lượt được đánh số và lịch trình di chuyển của từng người đều được công khai.
‘Sau khoảng thời gian đó, có lúc Hàn Quốc tưởng chừng như đã kiểm soát được dịch thì bỗng dưng xuất hiện trường hợp ‘siêu lây nhiễm’ - bệnh nhân số 31. Nhà thờ đạo Sincheonji ở Daegu cũng là ‘nhân tố’ sáng chói nhất trong toàn bộ đợt dịch này - cũng là khởi nguồn cho đợt bùng phát mới’.
‘Cứ thế mỗi ngày, vào các khung giờ 9h sáng và 5h chiều lại có một lần xác nhận có bao nhiêu bệnh nhân mới, bao nhiêu người tử vong, bao nhiêu người đang được cách ly.... Trước đó, chính quyền còn kiểm soát được, còn đánh số bệnh nhân được, còn bây giờ thì đánh số không nổi luôn.
Mình không dám nghĩ tới việc chỉ tuần sau thôi, tình trạng quá tải y tế sẽ diễn ra và không còn đủ các thiết bị để hỗ trợ nữa...’.
Hiện đang cư trú ở Gwangju, cách tâm dịch Daegu 200km, Hà cho biết không thể nói rằng dịch không ảnh hưởng tới thành phố của cô, vì vẫn có bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện lớn ở khu vực cô sinh sống.
Tuy nhiên, ‘so với những thành phố có xác nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì Gwangju đang không rơi vào tình trạng quá tải y tế hoặc bị khủng hoảng tới mức mọi người không dám ra đường hay điên cuồng mua đồ ăn tích trữ’.
Hà cho biết, tâm lý mọi người đều lo lắng và hoang mang là điều đương nhiên. Vì thế, các bạn du học sinh hối hả đặt vé về Việt Nam, những người đang ở Việt Nam thì bắt đầu sắp xếp kế hoạch bảo lưu kì học mới để ở lại cho tới khi tình trạng khá hơn.
Nhưng riêng Hà sẽ lựa chọn ở lại Hàn Quốc trong thời điểm này để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
‘Mình ở lại và tự cách ly tại nhà trong đợt dịch này, chứ về nước bây giờ cũng bị cách ly, chưa kể đến nguy cơ mang dịch về’.
![]() |
Ngân Hà chọn ở lại Hàn Quốc và thực hiện các biện pháp bảo vệ nghiêm túc để phòng tránh dịch bệnh. Ảnh: NVCC |
Cô cho rằng, không có gì chắc chắn rằng sự di chuyển của mình ra khỏi Hàn Quốc lúc này sẽ là một biện pháp an toàn. ‘Cũng không có gì chắc chắn rằng mình sẽ không mang Covid-19 về Việt Nam. Gia đình và bạn bè mình ngày nào cũng nhắn tin gọi điện hỏi thăm tình hình. Mình ở trong tâm dịch còn không lo lắm thì mọi người không phải lo đâu’ - Hà nhắn gửi tới người thân ở Việt Nam.
Nữ sinh tin rằng khi có việc ra đường, mỗi người tự ý thức đeo khẩu trang, về tới nhà rửa tay sạch sẽ là có thể đảm bảo tương đối việc phòng dịch.
Trước quyết định ở lại Hàn Quốc của con gái, chị Nguyễn Thu Lương cho biết, chị hoàn toàn ủng hộ con. ‘Đã 3 tuần nay, con ở nhà của cô giáo. Ở khu vực của con, dịch bệnh cũng chưa có gì đáng lo ngại. Hai mẹ con thống nhất với nhau là không về Việt Nam trong thời điểm này vì quá trình di chuyển trên phương tiện công cộng cũng rất nguy hiểm’.
" alt=""/>Nữ sinh Việt quyết định ở lại Hàn Quốc, lạc quan giữa dịch bệnhHuawei là trung tâm của cuộc chiến giành quyền thống trị công nghệ toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ đang cố gắng thuyết phục các đồng minh loại trừ thiết bị của Huawei khỏi mạng 5G thế hệ tiếp theo với lý do thiết bị của họ có thể được Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp, tuy nhiên Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.
Để nhắm mục tiêu cung cấp chip cho Huawei, các nhà chức trách Mỹ sẽ thay đổi Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài, trong đó áp dụng một số hàng hóa sản xuất ở nước ngoài dựa trên công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ phải tuân theo quy định của Mỹ. Dự kiến những thay đổi có thể được đưa ra vào tháng 11 tới.
Theo đề xuất của dự thảo, chính phủ Mỹ sẽ buộc các công ty nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải được cấp giấy phép của Mỹ trước khi cung cấp cho Huawei, điều này có thể chọc giận các đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Bộ Thương mại từ chối bình luận về đề xuất này.
Nhưng một phát ngôn viên của Bộ Thương mại cho biết các cáo buộc gần đây của Mỹ đối với Huawei, bao gồm cả âm mưu đánh cắp bí mật thương mại, đã khẳng định lại sự cần thiết phải xem xét các ứng dụng giấy phép. Mỹ tiếp tục có những lo ngại lớn về Huawei. Huawei và TSMC đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào danh sách đen vào tháng 5 năm ngoái, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Điều đó buộc một số công ty Mỹ và nước ngoài phải tìm kiếm giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại để bán thiết bị cho Huawei.
Trong khi đó, những người khác trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump lo sợ đối kháng với chính quyền Bắc Kinh. Họ cũng lo lắng những hạn chế đưa ra sẽ thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của các công ty nước ngoài và mang lại lợi ích cho các đối thủ nước ngoài.
Theo một báo cáo năm ngoái từ Công ty Chứng khoán Everbright của Trung Quốc cho biết: “Hầu hết các nhà sản xuất chip phụ thuộc vào các thiết bị được sản xuất bởi các công ty của Mỹ như KLA, Lam Research và Applied Materials. Không có dây chuyền sản xuất nào ở Trung Quốc chỉ sử dụng thiết bị sản xuất tại Trung Quốc, vì vậy rất khó để sản xuất bất kỳ chipset nào mà không có thiết bị của Mỹ”.
Phan Văn Hòa (theo Reuters)
Ngày 7/2 vừa qua, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã bác bỏ 1 đề nghị bất thường từ Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr rằng Hoa Kỳ nên xem xét việc giành quyền kiểm soát 2 đối thủ lớn của Huawei là Nokia và Erisson.
" alt=""/>Mỹ sẽ ngăn chặn các công ty nước ngoài cung cấp chipset cho Huawei